Nghị quyết 18-NQ/TW của Ban chấp hành Trung ương 5 khóa XIII vừa qua đã đề ra nhiều giải pháp nhằm đổi mới, hoàn thiện thể chế, chính sách về đất đai
Nghị quyết 18-NQ/TW của Ban chấp hành Trung ương 5 khóa XIII vừa qua đã đề ra nhiều giải pháp nhằm đổi mới, hoàn thiện thể chế, chính sách về đất đai.
Ngày 16-6-2022, Ban Chấp hành (BCH) Trung ương Đảng đã ban hành Nghị quyết Hội nghị Trung ương 5 khóa XIII về “Tiếp tục đổi mới, hoàn thiện thể chế, chính sách, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý và sử dụng đất, tạo động lực đưa nước ta trở thành nước phát triển có thu nhập cao”.
Theo đó, Nghị quyết 18 đã nêu những nhiệm vụ, giải pháp cần thực hiện trong thời gian tới nhằm đổi mới, hoàn thiện thể chế, chính sách về đất đai.
1.Đầu cơ đất sẽ phải chịu thuế cao
Nhằm hoàn thiện cơ chế, chính sách tài chính về đất đai, Nghị quyết 18 nêu rõ, cần rà soát chính sách, pháp luật về thuế sử dụng đất nông nghiệp và đất phi nông nghiệp, xây dựng chính sách, pháp luật về thuế sử dụng đất theo thông lệ quốc tế, phù hợp với trình độ phát triển, điều kiện cụ thể và lộ trình thích hợp.
Đồng thời, quy định mức thuế cao hơn đối với người sử dụng nhiều diện tích đất, nhiều nhà ở, đầu cơ đất, chậm sử dụng đất, bỏ đất hoang. Có chính sách ưu đãi thuế, tiền sử dụng đất, tiền thuê đất phù hợp với lĩnh vực, địa bàn ưu đãi đầu tư;…
2. Hạn chế việc giao đất, cho thuê đất không thông qua đấu giá
Về chính sách giao đất, cho thuê đất, tiếp tục thực hiện thực hiện việc giao đất, cho thuê đất chủ yếu thông qua đấu giá quyền sử dụng đất, đấu thầu dự án có sử dụng đất như tại chính sách được nêu tại Nghị quyết 19.
Tuy nhiên, quy định cụ thể về đấu giá quyền sử dụng đất, đấu thầu dự án có sử dụng đất; hạn chế và quy định chặt chẽ các trường hợp giao đất, cho thuê đất không thông qua đấu giá quyền sử dụng đất, đấu thầu dự án có sử dụng đất.
Cơ bản thực hiện hình thức cho thuê đất trả tiền hằng năm và quy định cụ thể các trường hợp trả tiền thuê đất một lần, phù hợp với tính chất, mục đích sử dụng đất, bảo đảm nguồn thu ổn định, tránh thất thoát ngân sách nhà nước.
3. Quy định cụ thể về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư
Việc thu hồi đất phải tuân thủ Hiến pháp và pháp luật; chỉ được thực hiện sau khi phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư được phê duyệt. Đối với trường hợp thu hồi đất mà phải bố trí tái định cư thì phải hoàn thành bố trí tái định cư trước khi thu hồi đất.
Đồng thời, có quy định cụ thể về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư để sau khi thu hồi đất thì người dân có đất bị thu hồi phải có chỗ ở, bảo đảm cuộc sống bằng hoặc tốt hơn nơi ở cũ.
Quy định cụ thể hơn về thẩm quyền, mục đích, phạm vi thu hồi đất, điều kiện, tiêu chí cụ thể việc Nhà nước thu hồi đất để phát triển kinh tế – xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng.
4. Bắt buộc giao dịch qua các sàn giao dịch, thanh toán qua ngân hàng
Bên cạnh yêu cầu “Bỏ khung giá đất”, có cơ chế, phương pháp xác định giá đất theo nguyên tắc thị trường thì Nghị quyết 18 cũng xác định cần bổ sung, hoàn thiện các quy định bảo đảm công khai, minh bạch như: Công khai giá đất, bắt buộc giao dịch qua các sàn giao dịch, thanh toán qua ngân hàng, không dùng tiền mặt; xử lý nghiêm các vi phạm…
5. Đẩy mạnh thương mại hóa quyền sử dụng đất
Để nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý và sử dụng đất thì giải pháp được BCH Trung ương đề ra là đẩy mạnh thương mại hóa quyền sử dụng đất. Xây dựng hệ thống thông tin thị trường bất động sản gắn với thông tin đất đai; có chính sách khuyến khích phát triển thị trường quyền sử dụng đất, nhất là thị trường cho thuê đất nông nghiệp.
Ngoài ra, cần hoàn thiện cơ sở pháp lý và tăng cường thực hiện thanh toán không dùng tiền mặt trong giao dịch bất động sản. Có cơ chế bảo đảm thị trường bất động sản phát triển lành mạnh, an toàn, bền vững; kiểm soát chặt chẽ, khắc phục tình trạng đầu cơ đất đai.
Nghị quyết số 18-NQ/TƯ của Trung ương nêu rõ việc quy định mức thuế cao hơn đối với người sử dụng nhiều diện tích đất, nhiều nhà ở, đầu cơ đất, chậm sử dụng hoặc bỏ đất hoang.
Quang cảnh Hội nghị lần thứ 5 Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa XIII. Ảnh: ĐĂNG KHOA
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng vừa ký ban hành Nghị quyết số 18-NQ/TƯ ngày 16.6.2022 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII về “Tiếp tục đổi mới, hoàn thiện thể chế, chính sách, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý và sử dụng đất, tạo động lực đưa nước ta trở thành nước phát triển có thu nhập cao”.
Nghị quyết nêu rõ, sau gần 10 năm thực hiện Nghị quyết số 19-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI, chính sách, pháp luật về đất đai đã có nhiều đổi mới, đáp ứng ngày càng tốt hơn yêu cầu thực tiễn, từng bước tạo hành lang pháp lý cho việc quản lý và sử dụng đất hợp lý, tiết kiệm và hiệu quả hơn.
Thị trường bất động sản, trong đó có thị trường quyền sử dụng đất phát triển tương đối nhanh; thể chế, chính sách phát triển thị trường bất động sản và chính sách tài chính trong lĩnh vực đất đai từng bước được hoàn thiện. Chính sách ưu đãi về thuế, miễn giảm tiền sử dụng đất, tiền thuê đất đã góp phần quan trọng thu hút đầu tư, đặc biệt là ở vùng sâu, vùng xa, vùng kinh tế – xã hội khó khăn.
Chính sách đất đai về nhà ở xã hội đạt được một số kết quả quan trọng. Khung giá đất và bảng giá đất được xây dựng theo quy định, có tính đến giá đất phổ biến trên thị trường.
Đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước là đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý. Nhà nước thực hiện quyền của chủ sở hữu thông qua việc quyết định quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.
Quản lý và sử dụng đất phải bảo đảm lợi ích chung của toàn dân; nhân dân được tạo điều kiện tiếp cận, sử dụng đất công bằng, công khai, hiệu quả và bền vững.
Mục tiêu đến năm 2023 phải hoàn thành sửa đổi Luật Đất đai năm 2013 và một số luật liên quan, bảo đảm tính đồng bộ, thống nhất.
Đến năm 2030, hệ thống pháp luật về đất đai cơ bản được hoàn thiện đồng bộ, thống nhất, phù hợp với thể chế phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Khắc phục bằng được tình trạng sử dụng đất lãng phí, để đất hoang hoá, ô nhiễm, suy thoái và những tồn tại, vướng mắc về quản lý và sử dụng đất do lịch sử để lại.
Về nhiệm vụ và giải pháp, Trung ương yêu cầu thống nhất nhận thức trong cán bộ, đảng viên và nhân dân về quản lý và sử dụng đất trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Đất đai là nguồn lực to lớn cần được phát huy, quản lý và sử dụng có hiệu quả, bền vững, bảo đảm công bằng xã hội; không để bị suy thoái, huỷ hoại, lãng phí, tham nhũng, tiêu cực.
Hoàn thiện thể chế, chính sách quản lý và sử dụng đất đồng bộ với thể chế phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Trọng tâm là sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện Luật Đất đai năm 2013 và các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan, bảo đảm đồng bộ, thống nhất, đáp ứng yêu cầu phát triển mới.
Bỏ khung giá đất, có cơ chế, phương pháp xác định giá đất theo nguyên tắc thị trường, quy định chức năng, nhiệm vụ và trách nhiệm của cơ quan có nhiệm vụ xác định giá đất. Trung ương xây dựng tiêu chí và quy trình kiểm tra, giám sát các địa phương trong việc xây dựng bảng giá đất.
Chính sách tài chính về đất đai phải bảo đảm hài hoà lợi ích của Nhà nước, người sử dụng đất và nhà đầu tư; có cơ chế điều tiết hợp lý, hiệu quả nguồn thu từ tiền sử dụng đất, tiền thuê đất giữa Trung ương và địa phương; nghiên cứu có chính sách điều tiết chênh lệch địa tô, bảo đảm công khai, minh bạch.
Rà soát chính sách, pháp luật về thuế sử dụng đất nông nghiệp và đất phi nông nghiệp, xây dựng chính sách, pháp luật về thuế sử dụng đất theo thông lệ quốc tế, phù hợp với trình độ phát triển, điều kiện cụ thể và lộ trình thích hợp. Quy định mức thuế cao hơn đối với người sử dụng nhiều diện tích đất, nhiều nhà ở, đầu cơ đất, chậm sử dụng đất, bỏ đất hoang.
Đổi mới, tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát, xử lý vi phạm; giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo liên quan đến đất đai; siết chặt kỷ luật, kỷ cương, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực.
Tăng cường vai trò giám sát của Quốc hội, HĐND, MTTQ Việt Nam, tổ chức chính trị – xã hội các cấp và nhân dân; phát hiện và phản ánh kịp thời những vướng mắc, bất cập, sai phạm trong thi hành chính sách, pháp luật về đất đai để xử lý kịp thời, hiệu quả.
Tổng hợp: Đức Thọ
Bài viết liên quan
Tổng Quan Dự Án DCAP Trần Duy Hưng
TỔNG QUAN DỰ ÁN Dự án Vinhomes D’Capitale Trần Duy Hưng là một dự án tổ hợp văn phòng, căn hộ cao cấp và trung tâm thương mại được xây dựng bởi Chủ đầu tư Tân Hoàng Minh. Dự án là điểm hội tụ vàng về mặt vị trí, chất lượng […]
Tây tứ trạch là gì – Tây tứ trạch mua nhà hướng Nam có được không?
Khi xây nhà người ta thường rất quan tâm đến vấn đè phong thuỷ nhất là hướng của ngoi nhà. Đông tứ trạch và Tây tứ trạch là hai trong số các cơ sở để giúp cho gia chủ có thể lựa chọn hướng nhà. Khi quyết định xây một ngôi nhà mới thì gia chủ sẽ […]
ĐÔNG TỨ TRẠCH LÀ GÌ? Ý NGHĨA CỦA ĐÔNG TỨ TRẠCH TRONG PHONG THỦY NHÀ Ở.
Đông tứ trạch là gì? Ý nghĩa của đông tứ trạch trong phong thủy nhà ở Đông tứ trạch là gì? Chắc hẳn là câu hỏi được nhiều người mua nhà quan tâm. Bởi vì mọi người khi mua nhà thường chú ý đến yếu tố phong thủy, hướng của nhà. Vậy nên, với việc hiểu được […]
7 bí quyết thiết kế phong thủy cho căn hộ có diện tích nhỏ
Những không gian nhỏ có vẻ rất khó áp dụng các nguyên tắc phong thủy. Nhưng đừng sợ! Mọi thứ đều có thể thay đổi. Dưới đây là những bí quyết thiết kế phong thủy hàng đầu dành cho căn hộ nhỏ của bạn. 1 Phân tách không gian Trong phong thủy, sẽ rất hữu ích […]
MÁCH BẠN MẸO NHỎ VỀ PHONG THỦY MUA CĂN HỘ CHUNG CƯ
Ngày nay, việc sinh sống tại các căn hộ, chung cư đã không còn xa lạ trong bối cảnh “đất chật người đông”, đặc biệt là ở những khu vực đông dân cư như Hà Nội, Hồ Chí Minh,… Căn hộ chung cư được lựa chọn để trở thành nơi an cư lạc nghiệp […]